Chia sẻ Cấp bão là gì? Bão có thể mạnh tới đâu?

Chia sẻ Cấp bão là gì? Bão có thể mạnh tới đâu? là chủ đề trong bài viết bây giờ của chúng mình MyOutlet. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé.

Cấp bão có cường độ mạnh khác nhau. Bài viết sẽ cho bạn biết mọi điều về các cấp bão.

Bão nhiệt đới là hệ thống thời tiết áp suất thấp xoay tròn có các cơn giông bão được tổ chức nhưng không có mặt trận (ranh giới ngăn cách hai khối khí có mật độ khác nhau). Bão nhiệt đới có sức gió bề mặt duy trì tối đa dưới 39 dặm một giờ (mph) được gọi là áp thấp nhiệt đới. Những cơn bão có sức gió duy trì tối đa từ 39 dặm một giờ trở lên được gọi là bão nhiệt đới.

Khi sức gió duy trì tối đa của một cơn bão đạt 74 dặm một giờ, nó được gọi là bão cuồng phong. Thang gió bão Saffir-Simpson là thang điểm từ 1 đến 5, hoặc hạng mục, dựa trên sức gió duy trì tối đa của một cơn bão. Hạng mục càng cao, khả năng gây thiệt hại về tài sản của cơn bão càng lớn.

Bão bắt nguồn từ lưu vực Đại Tây Dương, bao gồm Đại Tây Dương, Biển Caribe và Vịnh Mexico, phía đông Bắc Thái Bình Dương và ít phổ biến hơn là trung tâm Bắc Thái Bình Dương. Một danh sách tên bão được thay đổi trong sáu năm, do Tổ chức Khí tượng Thế giới cập nhật và duy trì, được sử dụng để xác định những cơn bão này.

Cấp bão là gì?

Bão là một hiện tượng thời tiết cực đoan xuất phát từ đại dương thường xảy ra ở vùng nhiệt đới.

Cấp độ bão được chia theo tốc độ gió, nhưng sức tàn phá của bão đến từ nước, vì thế rất khó dự đoán chính xác thiệt hại do bão gây ra.

Khi gió không quá 63km/giờ thì người ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới. Khi sức gió nằm trong mức 63-117km/giờ được gọi là bão nhiệt đới với tên gọi riêng.

Ảnh vệ tinh cơn bão số 9 (bão Molave) đang tiến vào nước ta.
Ảnh vệ tinh cơn bão số 9 (bão Molave) đang tiến vào nước ta.

Các cấp độ của cơn bão

Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảng Cấp gió và sóng của Việt Nam gồm 18 cấp Beaufort, từ cấp 0 đến cấp 17.

Caption
Cấp độ Tên cấp bão Sức gió (km/h) Hiện tượng hậu quả gây ra
0 < 1 Gió nhẹ.

Không gây nguy hại.

1 > 1 – 5
2 6 – 11
3 12 – 19
4 20 – 28 Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

5 Vùng áp thấp 29 – 38
6 Áp thấp nhiệt đới 39 – 49 Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

7 50 – 61
8 Bão 62 – 74 Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

9 75 – 88
10 Bão mạnh 89 – 102 Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển.

11 103 – 117
12 Bão rất mạnh 118 – 133 Sức phá hoại cực kỳ lớn.

Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

13 134 – 149
14 150 – 166
15 167 – 183
16 Siêu bão 184 – 201
17 202 – 220
>17 > 220

Siêu bão là gì?

Dựa vào sức gió thì các cơn bão sẽ được phân loại như sau:

  • Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh;
  • Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh;
  • Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

Bão có thể mạnh tới đâu?

Về lý thuyết, tốc độ gió duy trì tối đa của cơn bão có một giới hạn, nhưng điều này có thể thay đổi do biến đổi khí hậu

Giới hạn tốc độ đối với tốc độ gió duy trì gọi là cường độ tiềm năng tối đa. Tuy nhiên, giới hạn này bị chi phối bởi vài yếu tố, bao gồm nhiệt lượng ở đại dương.

Cường độ tiềm năng tối đa đối với bão hiện nay thường ở mức lớn nhất là 322 km/h nhưng trong vài thập kỷ tới, khi đại dương ấm lên và khí hậu biến đổi điều đó có thể thay đổi.

Các yếu tố khác giúp xác định cường độ tiềm năng tối đa của một cơn bão gồm nhiệt lượng trong khí quyển và nhiệt độ của đỉnh mây (hé lộ nhiệt lượng có thể chuyển từ mặt biển tới đỉnh bão nhanh tới mức nào) và gió đứt (chênh lệch về tốc độ và hướng gió ở những độ cao khác nhau trong khí quyển).

Trong tình hình đại dương và khí quyển ấm lên, bão đang trở nên mạnh hơn và tăng cường độ nhanh chóng.

Trong lịch sử thế giới, đã có 5 cơn bão có sức gió vượt mức 309 km/h, tất cả đều xuất hiện từ sau năm 2013.

Không ai thực sự biết chắc sức gió tối đa mà một cơn bão có thể duy trì xét trên lý thuyết nếu nhiệt độ nước tiếp tục tăng.

Cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão ở Việt Nam

Nếu siêu bão hoạt động trên vùng Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 4.

Nếu siêu bão hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 5.

Ngoài các cấp bão ở trên, các bạn có thể tìm hiểu thêm về Cách đặt tên các cơn bão ở Thái Bình Dương.